Share

MT Perfetti Van Melle – Future Leader Program

Hi các bạn,

Là Hoàng Minh đây, tiếp tục hôm nay là bài chia sẻ kinh nghiệm thi MT của một bạn theo mình đánh giá là rất thông minh, làm việc có kế hoạch, luôn nỗ lực học hỏi. Cùng đọc bài chia sẻ nhé!

Chào mọi người, mình là Ngọc Tiến. Hiện đang là sinh viên năm cuối ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại Học Ngoại Thương TP.HCM, đồng thời là Phó Chủ Tịch quốc gia, mảng Đối Ngoại và Phát Triển Sản Phẩm tại AIESEC in Vietnam. Tháng 9 vừa rồi, mình vừa trúng tuyển chương trình Management Trainee (Perfetti Van Melle Future Leader Program) của Perfetti Van Melle tại phòng Commercial. Vì thế mình muốn chia sẻ lại trải nghiệm “đề đời” này của mình một cách chân thực nhất để các bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho kì thi MT sắp tới. Bài viết sẽ có xen lẫn cả tiếng anh và tiếng việt do thói quen nên các bạn thông cảm cho mình nhé :>> cùng bắt đầu trải nghiệm của mình thôi nào: 

Vòng 1 – CV SCREENING: 90% QUYẾT ĐỊNH BỞI SỰ TỈ MỈ, KỸ LƯỠNG TỐI ĐA 

Vòng CV Screening của các chương trình MT nhìn chung không phức tạp, một số chương trình mà mình biết ngoài gửi CV họ cũng sẽ yêu cầu bạn làm một số yêu cầu khác nhau. Ví dụ: L’Oreal sẽ yêu cầu bạn trả lời một số câu hỏi về Beauty Industry và thực hiện một số research nhỏ. Tuy nhiên với Perfetti Van Melle mình chỉ cần gửi CV và điền một số ít thông tin là xong, rất gọn gẽ và nhanh chóng. Tuy nhiên, vì nhà tuyển dụng luôn có một bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, nên nếu CV không được viết một cách chỉn chu, việc bạn bị loại ở bước này là hoàn toàn xảy ra. Đây là một số tips mà mình đã áp dụng để vượt qua phòng CV tại tất cả các chương trình mình tham gia: 

  • Work experience: Đừng chỉ liệt kê cho có, hãy ưu tiên những hoạt động bạn đã làm mà có liên quan tới phòng ban và bạn tham gia kèm ACHIEVEMENTS cụ thể. Mình biết có rất nhiều bạn thường chỉ ghi Main Responsibility vào phần này. Tuy nhiên, yếu tố thể hiện năng lực thật sự mà nhà tuyển dụng muốn thấy chính là bạn đã ĐẠT ĐƯỢC những gì trong trải nghiệm đó, thông qua data cụ thể. Ví dụ: Achieved A revenue, Overachieve B% sales quota, Have 3 initivates in Sales process which helps increase C% sales revenue in March. Bạn càng cụ thể, nhà tuyển dụng càng dễ đánh giá bạn một cách công tâm nhất.
  • Chứng tỏ bạn thật sự nghiêm túc chuẩn bị cho sự nghiệp: Khi viết CV ứng tuyển vào vị trí Sales Commercial, ngoài work experience mình đã ghi rõ tất cả những trải nghiệm liên quan tới ngành này, ví dụ: Trải nghiệm lãnh đạo đội nhóm khi mình còn làm việc ở AIESEC (Vì MT cực kì đề cao tố chất lãnh đạo), các khóa học mình đã từng học về Sales và certificate (Sales Negotiation, Trade Marketing, Route to Market,…). Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn là một người thực sự nghiêm túc đầu tư cho sự nghiệp và không ai muốn đánh rớt một người như vậy cả đúng không :)) 
  • Chuẩn bị ngay từ sớm: Thật ra có rất nhiều tips & tricks mà mọi người thường share để làm sao làm CV của mình nổi bật ngay cả khi không có quá nhiều trải nhiệm. Mình hoàn toàn đồng ý về điều này, nhất là trong trường hợp kì thi MT đã đến gần và bạn không có thời gian để tham gia các hoạt động liên quan. Tuy nhiên, lời khuyên của mình vẫn là, nếu vẫn còn thời gian, hãy cố gắng đầu tư thời gian để có thêm trải nghiệm. “Every experience is unique”. Những trải nghiệm này không chỉ để viết vào CV mà còn giúp bạn có thêm nhiều câu chuyện hay ho để kể trong những vòng interview phía sau. Bạn có thể bắt đầu bằng 3 nhóm sau: 
  1. Professional Work experience: Internship tại doanh nghiệp 
  2. Club/ Extracurriculum acitivty: Tham gia CLB/ tổ chức xã hội
  3. Competition/Self-learn course: Các cuộc thi uy tín và các khóa học liên quan tới ngành nghề (Linkedin, Udemy, Coursera,…) 

Vòng 2- APTITUDE TEST: “PRACTICE MAKES PERFECT”

Vượt qua vòng “gửi xe”, cuộc chiến tiếp theo chính là Aptitude Test. Ở vòng này mỗi công ty sẽ có 1 dạng đề khác nhau, nên bạn nhớ đi hỏi han trước về dạng đề của công ty bạn ứng tuyển nhé. Nhưng nhìn chung công ty sẽ muốn đánh giá mức độ nhận thức và lập luận của ứng viên. Với Perfetti Van Melle, đề thi gồm khoảng 25 câu hỏi kết hợp vừa Logical (Tìm ra quy luật của các hình), Numerical (Doanh thu, tốc độ tăng trưởng,…), Verbal (Đọc hiểu văn bản), Problem-Solving (Giải quyết vấn đề thường ngày trong môi trường làm việc). Nhìn chung các câu hỏi không khó và không đánh đố. Tuy nhiên, điểm cực kì khó nhằn ở đây đó chính là ÁP LỰC THỜI GIAN. Vì mình chỉ có 30P nên thực sự lúc đó cũng khá rối khi gặp một số câu mất rất nhiều thời gian để giải quyết. Nên để vượt qua vòng này. Mình đúc kết được một số tips sau: 

  • Practice thật nhiều: Những câu hỏi ở đây thường không khó nhưng đòi hỏi bạn phải tư duy thật nhanh. Nên bạn cần phải thực sự dành thời gian trước đó để ôn tập một số dạng đề cơ bản và thi thử để làm quen với áp lực. Về nguồn thì vô số kể bạn chỉ cần search “Aptitude test” trên google là sẽ nhận được hàng tá kết quả :)) Quan trọng là PHẢI SIÊNG DÀNH THỜI GIAN PRACTICE 
  • Đừng bị cuốn vào những câu hỏi khó: Nếu thấy câu nào khó quá, bỏ và chuyển qua những câu khác liền để tránh trường hợp đã hết giờ nhưng lại bỏ qua những câu hỏi dễ
  • Có chiến lược: Rõ ràng, để vượt qua vòng này trong số rất nhiều người cùng thực hiện bài test. Bạn cần vạch ra rõ xem, làm sao để mình làm được nhiều câu hỏi đúng nhất trong thời gian cho phép? Trong lần thi trước, thứ nhất mình sẽ làm những câu hỏi cùng một loại một lúc để không bị phân tán suy nghĩ. Thứ 2, với những câu hỏi đọc hiểu, mình sẽ luôn đọc câu hỏi trước để xem đâu là thông tin mình cần tập trung hơn khi đọc đề, từ đó việc giải quyết sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Chốt lại, ai siêng làm ôn và làm test thử sẽ cảm thấy Aptitude Test không hề khó. Cho nên đừng chủ quan mà hãy lao vào ôn tập nhé! :)) 

Vòng 3- INITIAL INTERVIEW: SỰ KẾT HỢP GIỮA HIỂU BẢN THÂN VÀ THỂ HIỆN BẢN THÂN 

Vòng như thế nào Sau khoảng 3 tuần sau khi làm Aptitude Test, mình nhận được thông báo đậu và bước tiếp đến vòng Initial Interview được Perfetti Van Melle tổ chức phỏng vấn trực tuyến do ảnh hưởng của dịch. Một kỷ niệm nhớ đời của mình đó là thay vì vào phòng phỏng vấn trước 10 phút theo hướng dẫn thì mình lại chủ quan chỉ vào đúng giờ. Và đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra: Camera của mình không hoạt động :)) Sau 10s hoảng hốt đầu tiên, mình quyết định chạy đi mượn Laptop của một chị người quen, và rất rất may là máy của chị mình cũng có phần mềm phỏng vấn mà phía công ty yêu cầu. Kết quả là mình vẫn vô trễ interview 5 phút, cho nên bài học nhớ đời của mình khi đi phỏng vấn trực tuyến đó là: Luôn luôn vào phòng sớm hơn ít nhất 10 phút để đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt và tốt nhất nên chuẩn bị một thiết bị backup phòng khi có technical problems.

Interviewer của mình hôm đó là một chị tại phòng HRBP. Ấn tượng của mình là chị cực kì, cực kì lịch sự, chào đón và dễ gần. Ngay từ lúc bắt đầu phỏng vấn chị đã có một số câu hỏi break the ice để mình cảm thấy quen nhất với buổi phỏng vấn. Dù vẫn chưa hết hồi hộp khi vào interview trễ, mình cũng nhanh chóng làm quen với không khí nhờ sự dễ gần của chị. Đây cũng là điểm chạm đầu tiên của mình với Perfetti Van Melle và mình có ấn tượng cực kì tốt với công ty nhờ lần đầu đó.

Quay lại phòng Initial Interview, mục tiêu của buổi phỏng vấn này là để đánh giá liệu: nếu bạn trở thành MT, bạn có thể có đủ NĂNG LỰC để vượt qua những thử thách của chương trình hay không? và liệu bạn có phù hợp với VĂN HÓA doanh nghiệp hay không? Cho nên, những câu hỏi đều xoáy rất sâu vào những trải nghiệm trước đó của mình khi làm việc tại AIESEC tại công việc Sales, Product Management và trải nghiệm Lead team. Thật sự, nếu không chuẩn bị từ trước, chắc chắn mình sẽ bị rối vì từng chi tiết nhỏ đều sẽ được hỏi kỹ. Vi dụ, với trải nghiệm của mình khi làm Sales, những câu hỏi sẽ xoay quanh: 

  • Achievement mà mình tự hào nhất? 
  • Những khó khăn mà mình đã gặp và cách mình vượt qua? 
  • Đâu là điểm mình không hài lòng về quá trình làm việc? 
  • Các mình manage nhiều stakeholder khác nhau?

Do đó, bí kíp của mình để vượt qua vòng này, bạn cần phải reflect lại thật sự kỹ càng những trải nghiệm trước đó của mình và kể được một CÂU CHUYỆN, thay vì chỉ trả lời từng ý một cách rời rạc. Trước mỗi buổi interview, mình luôn luôn chuẩn bị sẵn ít nhất 5,6 câu chuyện đáng kể nhất, mỗi câu chuyện thể hiện những value nhất định mà công ty đang tìm kiếm. Vậy làm sao để biết value nào quan trọng? Cái này bạn chỉ cần đọc lại yêu cầu ứng tuyển của công ty cho vị trí MT và đọc mục Value của công ty trên website. Thường với một MT, công ty sẽ tìm kiếm một bạn có: Leadership potential, Problem Solving, High teamwork skill,…

Để trả lời và kể chuyện một cách logic, mình highly recommend các bạn sử dụng STAR model. Nó sẽ giúp Interviwer hiểu rõ tình huống, khó khăn, giải pháp và kết quả. Từ đó value của bạn được nổi bật lên rõ ràng thay vì chung chung. 

Chốt lại phần 3, câu chuyện đáng kể của bạn là gì? 

Vòng 4- ASSESSMENT CENTER: “STICK WITH A PURPOSE” 

Đậu vòng Initial Interview, mình tiến thẳng tới online Assessment Center- nỗi sợ lớn nhất của đại đa số các bạn thi MT. Đợt đó board của mình có 6 bạn, mỗi bạn sẽ được play a role as manager của 1 function nhất định. Tụi mình có 60 phút để thảo luận case và sau đó có 15 phút để trình bày outcome của nhóm tới ban giám khảo, đều là Board of Directors của công ty (Giờ nhắc lại vẫn thấy sợ :)) Đề của tụi mình đợt đó yêu cầu nhóm phải tranh luận và đưa ra quyết định kinh doanh trong tình hình COVID-19. Tụi mình cần phải chọn 3 trong số 16 options được đưa ra ở 4 phòng ban và giải thích cơ sở tại sao tụi mình lại đưa ra quyết định đó. Nhóm tụi mình lần đó có 2 bạn đã đang là MT tại thời điểm đó ứng tuyển phòng MKT, 1 bạn đang là Intern tại Big4 cho phòng Finance, mình và một bạn khác đang làm Business Development tại 1 công ty lớn ở Việt Nam ứng tuyển bộ phận Sales. Dựa vào profile thì các bạn cũng sẽ tưởng tượng được buổi thảo luận đó intense như thế nào rồi đúng không:)) ?

Không hiểu vì lúc đó tụi mình căng thẳng quá hay sao nên tụi mình bỏ qua bước chọn Leader mà đi thẳng vào bước đọc đề và xác định hướng đi để giải quyết vấn đề luôn. Vì cần phải chừa thời gian làm bài thuyết trình và tập duyệt, nên mình xung phong trở thành timekeeper luôn để quản lý thời gian hiệu quả. Trong khi đó có 1 anh đã chuẩn bị sẵn Slide template cho nhóm để không mất thời gian trình bày. Những hành động này dù nhỏ thôi nhưng sẽ thể hiện được thấu đáo và ban giám khảo cũng sẽ đánh giá trên từng biểu hiện này.

Mình cảm thấy ai đã bước vào vòng Assessment Center này cũng đều thực sự rất sắc sảo trong cách đưa ra luận điểm. Ngay từ lúc nhận đề, một bạn đã nhanh chóng đưa ra hướng đi cho nhóm: Mỗi một phòng ban đều sẽ tự đánh giá options của phòng ban mình trong 5P, sau đó sẽ debate để chọn ra phương án tối ưu nhất. Sau khoảng 3P thì mình nhận ra rằng, vì thông tin trong đề bài rất hạn chế. Nếu nhóm không xác định cùng nhau rõ ràng về Foundations (nền tảng), Context (Bối cảnh) và đưa ra 1 số assumption (giả thuyết) hợp lý, thì mỗi người sẽ có một cách hiểu khác nhau về vấn đề của công ty. Nhận thấy điều đó, mình nhanh chóng đưa ra vấn đề và đề xuất cả nhóm cùng dành 5P để thảo luận về Foundations của công ty, điều này giúp cho cả nhóm dễ dàng hơn rất nhiều để đưa ra luận điểm chặt chẽ. Sau đó, một bạn khác cũng phát hiện một mấu chốt rất hay, đó là nhiều vấn đề thực chất đi từ một root cause, và thay vì giải quyết các vấn đề riêng rẽ, mình hoàn toàn có thể tập trung đầu tư giải quyết 1 vấn đề triệt để, từ đó tối đa hóa ROI và minimize resources bỏ ra nhất có thể trong dài hạn. 

Bài học mình rút ra đó là, mình không cần phải nhất thiết phải có TITLE LEADER để có thể dẫn dắt team, quan trọng là mình phải thực sự HIỂU mục tiêu của nhóm, từ đó liên tục CÂN NHẮC tiến độ của nhóm để đưa ra những đề xuất phù hợp, đó là cách để mình nhấn mạnh tầm quan trọng và đóng góp của mình trong team, chứ hoàn toàn không phải chỉ chăm chăm vào ý kiến của mình và cố gắng thế hiện bằng mọi cách. Ví dụ, khi mình thấy nhóm quá tập trung vào long term projects như Infrastructure và Information Management, trong khi 2 vấn đề short term về Sales để tăng doanh số chưa được cân nhắc tới, mình đưa ra vấn đề ngay lập tức, đưa ra luận điểm và thuyết phục; thay vì bắt mọi người đi theo ý của mình. Kết quả là, 4/6 bạn trong nhóm mình đã pass vòng AC này. Mình cảm thấy kết quả này hoàn toàn xứng đáng, vì mỗi bạn đều cực kì collaborative và demonstrate leadership ngay cả khi team không có “leader”.

Vòng Assessment Center với Perfetti Van Melle là một trải nghiệm thực sự tuyệt vời với mình. Nếu có một lời khuyên mình có thể có cho các bạn, thì đó sẽ là: Người nói nhiều nhất không phải là người xuất sắc nhất, người xuất sắc nhất là người HIỂU rõ mục tiêu của nhóm và không ngại đưa ra LUẬN ĐIỂM và ĐỀ XUẤT để đưa nhóm tới mục tiêu chính xác nhất trong quỹ thời gian cho phép. 

“You don’t need to be a leader to demonstrate leadership” 

Vòng 5- FINAL INTERVIEW: “KNOW YOUR WHY” 

Nếu như ở vòng Initial Interview với HR Manager, những câu hỏi sẽ được xoáy sâu vào trải nghiệm nghề nghiệp trước đó để hiểu rõ hơn bạn as a human và as a leader, thì vòng phỏng vấn cuối cùng này với Board of Director sẽ xoáy sâu về định hướng nghề nghiệp để đánh giá: “Bạn có thật sự nghiêm túc và quyết tâm để trở thành một Young Leader trong thời gian tới hay không?”. Vì thế cho nên, trước buổi interview, mình đã phải dành thời gian thực sự nghiêm túc khoảng 1 tuần để liên tục reflect lại định hướng và con người mình muốn trở thành trong 5 năm tới, không chỉ tự suy nghĩ mà mình còn approach nhiều anh chị và bạn bè trong ngành khác nhau để hiểu về ngành, và nghề dưới nhiều góc nhìn. Nhờ đó mà mình cảm nhận được từng lời nói, từng chia sẻ trong buổi phỏng vấn đều thực sự rất thật, và mình kể về nó một cách rất tâm huyết. Vì thế lời khuyên cho các bạn cho buổi phỏng vấn này: FIND YOUR WHY, AND SELL IT!

Hành trình thi MT của mình đến đây là kết thúc rồi. Một điểm chung mà mình thấy được trong suốt quá trình thi của mình là: Tất cả mọi thứ đều có thể học và luyện tập được, chỉ cần dành đủ nhiều thời gian và thực sự nghiêm túc với nó. Nên nếu bạn đang không tự tin về bất kì điều gì, hãy nghiêm túc đối mặt và lên kế hoạch để cải thiện nó ngay từ bây giờ. Vì tin mình đi, mình làm được, bạn cũng làm được! Chúc các bạn vững tin chinh phục kì thi MT của mình nhé. 

P/S: Mình luôn sẵn lòng giúp đỡ trong khả năng của mình, nếu bạn muốn trao đổi hoặc chia sẻ thêm điều gì với mình, đừng ngại liên hệ mình qua facebook: http://bit.ly/TienLai nhé!