Share

Kinh nghiệm thi MT – Hành trình Management Trainee – Ep 3

Chào các bạn! Là Hoàng Minh đây,

Bạn đang quan tâm MT – Management Trainee Assessment Unilever, Prudential, PNJ v.v?

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đến với chuỗi bài KTD – Hành trình Management Trainee.  Đây là vòng thi khét tiếng nhất, tàn nhẫn nhất hệ Mặt trời (hù tí thôi, bình tĩnh bạn ơi!). Hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn sắp thi vòng AC cũng như bạn nào có ý định tham gia các MT programme sắp tới nhé!

Ep 3 – GHI ĐIỂM VÒNG AC – PLAY 1 ROLE… OR MORE?

Section 1 – Đôi nét về Agenda

Đi thi thì cũng phải biết thi làm sao và mình có thể “được” ĐÁNH GIÁ như thế nào

AC là vòng thi

Mô phỏng lại một chuỗi các tình huống liên quan đến công việc hay môi trường làm việc thực tế tại công ty đó: Dạng này thì Unilever là công ty làm tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại, khiến thí sinh có cảm giác mình như là 1 nhân viên, 1 người manager đang phải vật lộn để giải quyết vấn đề của chính công ty đó.

Hoặc: Quăng cho bạn các “bài tập” (là các case, problem thực tế hoặc giả định, có số liệu, dữ liệu hẳn hoi) và yêu cầu bạn “tìm lời giải” cho chúng thông qua làm việc nhóm, cá nhân hoặc cả hai.

– > Định nghĩa thứ 2 này sẽ chính xác hơn vì nó mô tả format thông dụng nhất của AC mà các MNC hay áp dụng.

Với mục đích:

Quan sát HÀNH VI (BEHAVIOR) của bạn (kể cả việc bạn nguấy lỗ mũi, just kidding!). Sau đó, assessor sẽ có những nhìn nhận ban đầu về Tính cách (Personalities), Khả năng (Capabilities)TIỀM NĂNG (POTENTIALS) của bạn để rồi cuối cùng sẽ match chúng với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra cho vị trí đó cũng như văn hóa của cty (và nhiều yếu tố khác nữa), để xem bạn có phải là “Người PHÙ HỢP nhất” (chứ không phải “Người giỏi nhất” I know, right?) hay không.

Keywords: HÀNH VI, TIỀM NĂNG, NGƯỜI PHÙ HỢP NHẤT

Với format:

+ Luôn sẽ có hoạt động Teamwork, còn vòng thi cho Cá nhân thì tùy công ty sẽ có hoặc không. Vòng Cá nhân thường là đứng thuyết trình và là nơi để bạn tỏa sáng mà ko đứa nào giành micro với bạn (kể cả giám khảo cũng không dám cắt lời bạn mà) -> Thích ha!

+ Teamwork không giới hạn ở việc ngồi tụm năm tum bảy quanh cái bàn để giải đề (và hét vào mặt nhau) mà còn có thể là chơi game, hoạt động teambuilding, miễn là người ta có thể quan sát được hành vi và cách mà bạn HỢP TÁC với đồng đội mình để đi đến đích cuối cùng.

+ Diễn ra trong 1 ngày (từ sáng tới tối) hoặc nhiều ngày (5 – 7 ngày)

+ Một số trường hợp cho thời gian đọc đề/research tài liệu ở nhà/chia nhóm TRƯỚC KHI nhảy vào thảo luận.

Hãy tận dụng và nghiêm túc sử dụng khoảng thời gian chuẩn bị quý báu này, bạn sẽ bất ngờ với kết quả mà nó đem lại đó.

Section 2 – MỘT VÀI TIP ĐỂ VƯỢT QUA AC

Tip 1 – “Be yourself” – cũng đúng, nhưng chưa đủ!

Hỏi 10 người (bao gồm nhà tuyển dụng, MT khóa trước, bạn bè đã từng thi…) thì hết 9 người sẽ nói với bạn đại loại là: “Thoải mái đi, đừng show off quá, hãy “be yourself”, mình có nhiêu show bấy nhiêu”.

Ok, mình nói thiệt là mình không thích cái cụm “Be yourself” này vì:

Nó CHUNG CHUNG, không giúp ích cho bạn quá nhiều (trừ phi bạn là người sống quá giả tạo, lúc thế này, lúc thế kia thì câu này như lời cảnh tỉnh bạn). Bạn chỉ cần hiểu ý câu này khuyên bạn xử sự một cách TỰ NHIÊN và THOẢI MÁI nhất, bạn là ai thì hãy cho người ta biết bạn là như thế. Mình đoán là nó xuất phát từ cái sự tích là có anh A nào đấy diễn quá sâu ở vòng AC, đến chừng đậu MT và làm việc thực tế rồi thì mới lòi ra là 1 con người hoàn toàn khác, không phù hợp với văn hóa công ty. Tóm lại, hãy suy nghĩ dài hạn 1 chút, bạn có diễn hay cố che đậy con người thật của mình thì sớm muộn sau này cũng bị phát giác hoặc tự nhận thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty và tự quit -> tự hại chính mình thôi.

– Nó khiến bạn không dám nhảy ra khỏi vùng an toàn của mình, ví dụ từ trước tới giờ bạn nghĩ mình là kẻ ít nói, ngại bày tỏ quan điểm (sợ nói ra bị dập), ngại đứng trước đám đông, ngại thuyết trình, và bạn nghĩ mình chỉ giỏi tổng hợp và viết ra giấy thôi, nên bạn thường hay đóng vai recorder, ghi chú lại hết những điều người khác nói chẳng hạn. Nhưng lỡ như đó chỉ là ngộ nhận hoặc bạn hoàn toàn có khả năng thuyết trình và trình bày quan điểm tốt, chỉ là bạn chưa luyện tập đủ nhiều thôi? Và thế là bạn bước vào AC và thực hiện đúng 1 vai trò mà bạn cho là mình giỏi nhất, cũng tốt thôi, nhưng bạn cũng đã fail trong việc thể hiện mình cũng có những TIỀM NĂNG khác

Hãy nhớ: Một người thể hiện được mình có nhiều tiềm năng hơn những người khác thì vẫn sẽ ghi điểm nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

-> Bạn có thể không thuyết trình lưu loát ngay từ lần đầu tiên, nhưng việc bạn cố gắng thử làm điều đó cho thấy THÁI ĐỘ cầu tiến, không ngại thay đổi và biết phấn đấu. Đây chính là một trong những đức tính mà nhiều công ty tìm kiếm.

– Tệ hơn, khi bạn KHÔNG BIẾT MÌNH LÀ AI, mình thật sự mạnh và có khả năng làm được gì thì “Be yourself” là be who?

-> Câu trả lời của mình sẽ liên quan mật thiết đến Tip thứ 2 EXPLORE YOURSELF BY PLAYING MORE THAN 1 ROLE!

Tip 2 –PLAY 1 ROLE… OR MORE?

Là thành viên của 1 team, bạn luôn phải xác định được vai trò của mình và phải thể hiện được vai trò đó cho Assessor thấy. Một số bạn sẽ nghĩ rằng mình chỉ cần đóng 1 vai là đủ, đó có thể là Leader (vai trò mà nhiều bạn assume là được đánh giá cao nhất và vì thế tranh nhau để nắm giữ nó) hoặc Recorder (or Note-taker) hoặc Ideas contributor blah blah và chuẩn bị tâm lý trước ở nhà là kiểu gì lúc làm teamwork cũng phải chọn 1 vai nào đó.

Cách tiếp cận này không có gì sai và nó lại rất hay vì ít nhất bạn đã có sự chuẩn bị về chiến lược và tinh thần, tất cả nhằm mục đích cho assessor thấy bạn là ai và bạn có thể làm gì. Tuy nhiên, vẫn có những bất cập sau:

Vai trò mà bạn chuẩn bị cho mình có thể bị người khác cướp mất (hoặc thể hiện tốt hơn bạn):

Điển hình nhất là vai trò Leader. 10 thí sinh thì chắc cũng 5 trong số đó xung phong làm leader rồi. Nếu ko may mắn lọt qua được vòng đề cử hay đủ dũng cảm để xung phong thì cơ hội lead nhóm sẽ vụt mất nhanh chóng.

Bạn chuẩn bị kỹ để đóng một vai trò nào đó nhưng cuối cùng ko có dịp thể hiện hoặc thể hiện một cách mờ nhạt:

Mình từng rơi vào trường hợp này rất nhiều lần trong lúc thi và trong công việc, mình luôn tự tin rằng mình là một Idea Contributor, nhưng vì nhiều lý do (ko quyết đoán, ko nhanh nhảu, ko tự tin nói ra, bị người khác cướp mất,…) mà mình đã ko thể hiện được như vậy (nhưng nếu cho thời gian nghiền ngẫm thì mình dạt dào ý tưởng) -> Người ta sẽ đánh giá không đúng con người thật của bạn lúc đó (có thể là chẳng bao giờ, với khoảng thời gian ngắn như vậy)

Vậy solution là gì? Chọn cho mình ít nhất là 3 vai trò mà bạn sẽ thể hiện khi làm việc nhóm

Bước 1: Vào trang https://www.kent.ac.uk/careers/sk/teamwork.htm (đây là 1 content hub chuyên về Careers and Employability service của University of Kent tại Anh với rất nhiều nội dung hay về soft skills, employability skills, career consulting etc.)

Bước 2: Làm bản 28 câu hỏi ngắn (ngay trên trang đó) để biết mình phù hợp với vai trò gì. Kết quả sẽ hiển 7 VAI TRÒ TÍCH CỰC với điểm số tương ứng. Điểm càng cao thì vai trò đó càng fit với bạn nhất.

Hãy note lại 3 vai trò có điểm cao nhất nha!

VD:
roleplay_assessment_center.jpg
Căn cứ vào kết quả này thì người này hợp làm CompromiserRecorder nhất, kế đó là Summarizer (Cool!) và Encourager.

Bước 3: Đọc mục THE ROLES PEOPLE PLAY IN MEETINGS, trong đó sẽ có định nghĩa rõ ràng của từng vai trò một, rất thú vị.

Đến đây, bạn cũng đã phần nào xác định được vai trò nào mình nên thể hiện, tất nhiên ko nên chỉ phụ thuộc vào công cụ mà bạn hãy reflect bản thân về tính cách, sở thích, thói quen, hành vi thường ngày khi làm viêc nhóm của mình là gì để cùng cố hơn lựa chọn của mình.

MY SUGGESTION: Lúc mình thi vòng AC ở Pru, mình đã play những role như: Summarizer/Clarifier (vai chính diện), Ideas person (vai chính diện) và Evaluator (vai phản diện), làm nhiệm vụ phản biện để team hoàn thiện hơn bài làm mà ko vội vã đi đến kết luận)

-> Hãy đóng vai chính diện lẫn phản diện, bởi vì điều này sẽ thể hiện bạn có tư duy phản biện (Critical thinking) – 1 kỹ năng mà nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Bước 4 (KO BẮT BUỘC): Đọc thêm về:

-Destructive or selfish group roles to avoid! (Những VAI TRÒ TIÊU CỰC mà bạn cần tránh thể hiện)

-What makes an effective/ineffective team?

Chuỗi bài viết kinh nghiệm thi MT 

Kinh nghiệm thi Management trainee Ep 1

Kinh nghiệm thi Management Trainee Ep 2

Kinh nghiệm thi Management Trainee Ep 3

Kinh nghiệm thi Management Trainee Ep 4