Share

Kinh nghiệm thi MT – Hành trình Management Trainee – Ep 2

Chào các bạn lại đến với chuỗi bài KTD – Kinh nghiệm thi MT

Trong bài này mình sẽ chia sẻ về buổi Phỏng vấn (PV), đây giống như là một buổi chia sẻ về bản thân, đồng thời giới thiệu cho bạn dạng câu hỏi phổ biến nhất ở vòng này là BEHAVIORAL QUESTIONS, cũng như giải pháp cho câu hỏi dạng này – Mô hình STAR.

Ep 2 – Vòng phỏng vấn

Section 1 – Đôi nét về phỏng vấn 

1.1 Mục đích

Kiểm tra và xác nhận lại những điều bạn viết trong đơn xin việc (CV/Resume)

– Xác định bạn là ai? Interviewer sẽ cố gắng tìm hiểu nhiều nhất có thể về: mục tiêu (và những gì bạn đã và đang chuẩn bị để đạt được mục tiêu đó); quan điểm sống; tính cách; điểm mạnh, điểm yếu, thái độ trong công việc và cuộc sống, kỹ năng mềm (và có thể một chút về kỹ năng chuyên môn)… của bạn.

– Xác định bạn có phải người phù hợp với chương trình MT và/hoặc với vị trí khác hay không: Tại sao mình lại nói như vậy? Vì rất nhiều trường hợp thí sinh ứng tuyển không phù hợp để đi theo chương trình MT nhưng lại phù hợp để đi theo lộ trình bình thường, với một vị trí nào đó hoặc phòng ban nào đó mà họ còn dư head counts. Rất nhiều công ty bây giờ offer cho thí sinh rớt MT cơ hội để join những chương trình tuyển dụng khác mà tuyển “Specialist” (VD chuyên về sales, IT, supply chain,…) hơn là tuyển “Generalist” như MT.

2.2. Format

– Thông dụng nhất vẫn là PV 1-on-1, nhưng đôi khi sẽ có nhiều hơn một interviewer.

– Một số công ty (VD: Nestle) sẽ có tới 2 vòng PV. Vòng đầu gọi là “Initial Interview” với interviewer đến từ phòng HR (Nhân sự) còn vòng thứ hai gọi là “Final Interview” diễn ra ngay sau vòng AC thì thường sẽ do các anh chị Line Manager/Head thuộc bộ phận mà bạn ứng tuyển PV.

– Đơn cử có Nestle thì yêu cầu thí sinh chuẩn bị trước 1 file powerpoint 5-7 slide với nội dung về: giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu nghề nghiệp và những gì bạn đã và đang làm để đạt được mục tiêu đó. Buổi PV người ta sẽ chiếu bài ppt lên và bạn cứ thế mà chém, sau đó thì cũng hỏi follow-up xoay quanh hoặc ngoài phạm vi bài thuyết trình đó.

– Các format khác:

+ PV qua điện thoại: thật tình thì MT cả 5 cty nhưng chưa được PV qua điện thoại bao giờ. Mình nghĩ mục đích có thể cũng là check lại một số điểm trong CV/resume của bạn hoặc test khả năng tiếng Anh của bạn (nếu PV bằng tiếng Anh).

+ Digital Interview: theo mình biết hiện tại ở VN chỉ có Unilever là áp dụng hình thức này. Bạn sẽ có 7 ngày từ khi nhận được lời mời PV qua email để hoàn thành phần thi. Bạn sẽ được yêu cầu cài 1 app vào thiết bị như điện thoại hay iPad để quay lại phần thi của mình (nhớ kiểm tra webcam và microphone của thiết bị). Các câu hỏi sẽ liên quan đến giải Business case hoặc xử lý Tình huống liên quan đến công việc hằng ngày. Bạn được phép dùng tiếng Anh hoặc Việt để trả lời (mình trả lời tiếng Việt vẫn đậu như thường nên bạn cứ dùng ngôn ngữ gì mà bạn thấy tự tin hơn là được à)

Tip: chuẩn bị sẵn thật nhiều giấy trắng để ghi ra trước các ý mà bạn sẽ trả lời, trả lời súc tích, đừng để hết thời gian mà vẫn chưa nói được hết các ý.

+ Case Interview: người ta sẽ cho bạn một business scenario mà problem sẽ khá chung chung (VD: làm thế nào để tăng lợi nhuận, hoặc làm sao để gia nhập thị trường mới…) Dạng này không phổ biến khi thi MT và thường hay gặp khi bạn apply các consulting firms như McKinsey, BCG. Nếu bạn nào hứng thú, có thể đọc cuốn sách gối đầu giường chuyên trị case interview là Case in point.

Section 2 – MỘT VÀI TIPS ĐỂ VƯỢT QUA VÒNG PV

2.1 Chia sẻ câu chuyện về bản thân bạn

Đối với mình, một cuộc phỏng vấn thành công không nằm ở việc bạn trả lời được bao nhiêu câu hỏi mà interviewer quăng ra cho bạn, mà ở chỗ bạn kể được bao nhiêu câu chuyện về bản thân mình mà qua đó cho interviewer thấy một cách rõ ràng nhất: “who you are”, “what you are capable of” ,“what potentials you have” and “why they should choose you/why you fit this position”.

Và mình quan niệm rằng, buổi PV chính là một buổi sharing giữa hai bên. Bạn thì chia sẻ câu chuyện về bản thân mình, còn công ty thì chia sẻ về công ty. Dĩ nhiên, 80-90% thời gian phải là phần sharing của bạn. Với tâm thế là đi sharing chứ không phải đi PV, bạn sẽ cảm thấy tự tin và nhẹ nhõm hơn rất nhiều, bởi vì bạn đang kể những câu chuyện có thật, về chính bản thân mình mà (nhớ là đừng ngụy tạo hay bóp méo sự thật bất cứ câu chuyện nào nhé, interviewer sẽ phát hiện ra ngay).

Và quan trọng hơn cả, khi kể chuyện, bạn cũng chính là người control flow của buổi PV đó luôn. VD: Khi interviewer kêu bạn nêu điểm mạnh điểm yếu. Thay vì chỉ trả lời: “Điểm mạnh của em là A” rồi dừng lại thì hãy ngay lập tức kể một câu chuyện để minh họa cho điểm mạnh đó. Đừng chờ interviewer phải hỏi tiếp (follow-up question) hay yêu cầu bạn chứng minh, bởi vì khi đó họ sẽ rất dễ lái sang một hướng khác mà bạn không có sự chuẩn bị trước. Trong khi đó, nếu ngay từ đầu bạn kể chuyện (lưu ý là đừng vội kể hết tất cả mọi thứ) thì sau đó, mọi follow-up question đều sẽ xoay quanh câu chuyện đó (nhằm đào sâu hơn về con người bạn mà) và lúc này, dù hỏi gì tiếp thì bạn cũng trả lời được vì đó là câu chuyện của bạn và bạn đã chuẩn bị trước ở nhà rồi.

Tips: Ở nhà, bạn nên viết ra những câu mà người ta có thể hỏi, rồi ứng với từng câu, bạn hãy xác định trước mình sẽ lấy câu chuyện nào ra làm ví dụ. Chuẩn bị kỹ như vậy thì những lần apply vào các công ty khác, gặp đúng câu đó thì cứ lôi câu chuyện tương tự ra mà kể thôi.

Note: Dĩ nhiên, gặp công ty mà to kiểu MNC thì ví dụ cũng phải “nặng đô” hơn so với khi thi mấy công ty nhỏ hơn. Kinh nghiệm và trải nghiệm càng nhiều thì càng có câu chuyện hay để kể, yên tâm.

Vậy thì bạn thường phải kể những câu chuyện gì? Nó sẽ phụ thuộc vào câu hỏi người ta hay hỏi là gì

2.2 Behavioral Questions và STAR

Behavioral Questions là gì?

Một số bạn nghĩ rằng người PV sẽ chỉ hỏi về kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn hay chuyên ngành của mình. Nhưng thực tế, dạng câu hỏi hay gặp nhất lại là Behavioral Questions, những câu hỏi xoay quanh những trải nghiệm và hành vi trong quá khứ của bạn, bởi vì cách bạn hành động, xử sự trong quá khứ sẽ cho nhà tuyển dụng những dự đoán chính xác về hành vi trong tương lai của bạn (khi mà bạn đã trở thành nhân viên công ty chẳng hạn), và thậm chí những câu hỏi này sẽ giúp interviewer phát hiện ra những điểm tính cách đặc biệt, ẩn giấu bên trong con người ứng cử viên, fit với văn hóa công ty mà bằng những câu hỏi chung chung thì không thể tìm thấy.

-> Hãy google ngay từ khóa “BEHAVIORAL QUESTIONS” và bạn sẽ tìm được 1 list dài các câu hỏi dạng này, ví dụ như trang này: https://recruitloop.com/blog/behavioural-interview-questions/

Một số câu behavioral để bạn “nghịch” thử:

– Tell me about your strengths & weaknesses

– Please tell us about one of your Biggest Achievements to date? What were the situations, what have you done/achieved and your lesson learnt?

– Have you had any failures so far? Please tell us about one of them (what was the situation? What could you have done differently?)

– Tell me about the most difficult situation you were in and how you dealt with it

– How do you deal with conflicts in team?

– How do you lead others in team?

– Tell me about a recent successful experience in making a speech or presentation?

– What has been the most stressful situation you have ever found yourself in at work? How did you handle it?

Một số câu hỏi khác:

– What is your ideal job? Why?

– How do you define success? Why?

– Tell me about your role model/inspiration? Why?

– Tell me about your 3-5-year career goals and what you have done so far to achieve them.

– Why did you choose our MT program/company?

– Tell me 3 things that you find most impressed about our company. Why?

– Why are you the best fit for our MT program?

Chuẩn bị thế nào – Áp dụng mô hình STAR:

– Kể chuyện:

Dĩ nhiên rồi! Điểm chung của tất cả các Behavioural question đều là xoay quanh con người bạn, vậy còn chần chờ gì mà không kể một câu chuyện có thật về bản thân bạn để minh họa và dẫn dắt interviewer vào thế giới của bạn nhỉ?

– Nhưng kể thế nào đây?

Bạn không biết bắt đầu từ đâu, bạn cũng không biết kể bao nhiêu thì dừng lại được, liệu bạn có kịp nói hết những gì muốn thể hiện trước khi bị ngắt lời bởi interviewer và trên hết, bạn muốn tỏ ra mình là một người organized? Vậy thì mình xin giới thiệu một framework huyền thoại có tên là STAR. Bạn hãy đảm bảo câu chuyện của mình có đủ 4 phần như sau:

1/ S – Situation:

Bạn hãy mô tả bối cảnh với các chi tiết về thời gian, địa điểm, các nhân vật chính và phụ trong câu chuyện đó… VD: 1 năm trước, ở công ty cũ, bạn (phe Thiện) gặp mâu thuẫn với sếp (phe Ác) về vấn đề quan điểm trong 1 project A nào đó.

2/ T – Task:

Hãy mô tả vai trò hay trách nhiệm của bạn trong câu chuyện đó. VD: bạn là Project manager, nhiệm vụ của bạn là đảm bảo dự án sẽ đến giai đoạn launching sau 6 tháng, phải kết nối rất nhiều team với nhau để cùng thực hiện dự án, blah blah.

Note:

2 cái S và T này có thể đan xen nhau, miễn là chúng cho interviewer nắm được bối cảnh, và key event (có thể là 1 mâu thuẫn, thất bại, biến cố hoặc thành công, bước ngoặt) và vai trò của bạn trong đó.

3/ A – Action:

Đây chính là phần bạn tỏa sáng đây. Hãy chỉ ra hành động hay cách mà bạn solve problem, hoặc deal with cái key event đó. Hãy cố gắng mô tả phần này chi tiết một chút nha và

Focus vào action của bạn chứ không phải của các nhân vật phụ khác, bằng cách nói “Tôi đã làm abc xyz” thay vì “Chúng tôi/Team tôi đã làm abc xyz”

4/ R – Result:

Ở phần này, hãy nêu những thứ sau đây:

– Kết quả của hành động ở trên (dù tích cực hay tiêu cực, vẫn cứ nêu ra).

“Nếu nó tích cực thì hãy nhấn mạnh nó, định lượng nó luôn nếu được.”

VD: Kết quả là project đó đã giúp công ty tăng doanh thu bán hàng thêm 10%.

– Bài học mà bạn rút ra được: VD: Sau tất cả, tôi nhận ra rằng communication skill là kỹ năng quan trọng nhất.

Đây là ý mà mình cực kỳ thích bởi vì:

+ Dù kết quả tích cực hay tiêu cực, bạn đều có thể nêu được bài học rút ra

+ Thể hiện bạn là con người có tinh thần học hỏi, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân

+ Nó giúp bạn kết thúc câu chuyện với điểm nhấn và nếu trước đó có nói lan man thì đây là cơ hội để giúp bạn “sửa sai”.

Okay! Vậy là ở Phần 1 này, mình đã giới thiệu cho bạn 2 tip quan trọng nhất, đủ để giúp bạn tự tin vượt qua vòng PV rồi đó. Ở phần 2, mình sẽ tiếp tục chia sẻ thêm những tips quen thuộc nhưng cũng không kém phần bổ ích.

Hãy ủng hộ mình tiếp tục viết bằng cách chia sẻ note này cho bạn bè của mình nhé!

Cám ơn bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây và hẹn gặp lại kỳ sau!

Chuỗi bài viết kinh nghiệm thi MT 

Kinh nghiệm thi Management trainee Ep 1

Kinh nghiệm thi Management Trainee Ep 2

Kinh nghiệm thi Management Trainee Ep 3

Kinh nghiệm thi Management Trainee Ep 4