Hi các bạn,
Hôm nay Minh sẽ chia sẻ với mọi người tiếp phần thứ 2 của chuỗi bài viết Management Trainee Pepsico của bạn Bảo Anh nhé!
——————————————————————————————————————-
Sau một thời gian bận bịu, cuối cùng mình cũng đã có thời gian để share nốt phần còn lại về chương trình MT Suntory Pepsico (SPVB). Ở P1, mình đã nói về 3 vòng đầu, và trong phần này, mình sẽ tập trung nói về vòng chua nhất mà cũng là hay nhất của chương trình MT, đó là vòng Assessment Center (AC), ở SPVB là vòng camp, kéo dài trong 2 ngày của tháng 4. Hy vọng nó sẽ hữu ích và giúp các bạn đạt được giấc mơ MT của mình 😀
Năm trước, vòng này diễn ra trong 2 ngày 10, 11/4 tại Metropole, trên đường Lý Chính Thắng. Đến vòng này, tất cả function chỉ còn lại 29 bạn. Trước khi vòng Camp diễn ra, mình nhận được một bài online test tên là Strengthfinder 2.0. Đây là bài test để tìm ra 5 điểm mạnh nhất trong số 34 điểm mạnh được list down, nhằm giúp ứng viên hiểu thêm về bản thân và công ty cũng có thể cân nhắc mức độ phù hợp của ứng viên.
Về agenda của 2 ngày camp, ngày đầu tiên hơi relax, mang tính chất làm quen hơn. Buổi sáng sẽ check in và được học về sales, về bài test mình đã được test phía trên. Buổi chiều là phần simulation game (có chấm điểm), tối sẽ là đêm nhạc giao lưu. Ngày thứ 2 nghe căng thẳng hơn, buổi sáng sẽ giải case và chọn ra các bạn vào vòng Final Interview buổi chiều.
NGÀY 1: TẤT CẢ CHỈ MỚI BẮT ĐẦU
*Ngày đầu tiên, sau khi check in, làm quen và giới thiệu, các bạn cùng function sẽ thành team, có những function ít sẽ ghép lại với nhau, mỗi team tầm 7 – 8 bạn. Trong buổi sáng, tụi mình được học về Sales tại tiệm tạp hóa và MKT tìm hiểu nhu cầu. Sau đó được chia thành 3 nhóm và có 1 facilitator nói sâu hơn về bài test đã được làm. Bài test này rất đã luôn các bạn ơi, vì 5 điểm mạnh được test ra sẽ không thay đổi, như sinh trắc vân tay vậy, không như DISC 6 tháng thay đổi một lần, mình search thì thấy giá tầm 20$. Các phần trong buổi sáng đều thoải mái và không bị chấm điểm.
*Buổi chiều đến là lúc mình bắt đầu cảm thấy có mùi gươm giáo :)). Simulation game năm trước mình thi là game mô phỏng cách thức vận hành Supply Chain, và phần này các anh chị HR sẽ chấm điểm, mỗi người đánh giá 2 – 3 bạn. Các team đã được chia ở buổi sáng sẽ đấu với nhau.
– LUẬT CHƠI: Mỗi đội sẽ chia thành 4 team nhỏ (1 – 2 bạn / nhóm), đại diện cho 4 nhà: Producer, Distributor, Wholesale và Retailer. Mục tiêu là làm sao để tối đa hoá lợi nhuận toàn chuỗi. Mỗi nhà được phát 1 tờ giấy giống như sổ cái ghi nhận các giao dịch nhận hàng và xuất hàng (rất nhiều cột, dễ sai). Thời gian xuất hàng theo đơn đặt hàng là 2 ngày. Hàng được vận chuyển trong ngày thì đến. BGK đóng vai trò là khách hàng, đưa đơn đặt hàng cho Retailer. Retailer đặt hàng từ Wholesale, Wholesale đặt hàng từ Distributor và Distributor đặt hàng từ Producer,… Có bao nhiêu hàng, Retailer phải bán hết bấy nhiêu, không chừa lại. Nếu không đáp ứng được hết đơn hàng thì bị rớt phần chưa đáp ứng được. Chi phí bao gồm chi phí mua hàng, chi phí tồn kho, chi phí rớt đơn hàng. Lấy tổng doanh thu hàng đã xuất trừ 3 chi phí trên sẽ biết mức lợi nhuận của từng nhà. Sau các ngày giao dịch sẽ có thời gian 10 phút để kiểm tra sổ giữa các nhà. Nếu các sổ không khớp coi như điểm không được tính.
– Trò chơi được chơi 2 phiên, phiên đầu 10 ngày (bị thay đổi đột ngột tại ngày 6 từ 15 xuống 10) và phiên sau 15 ngày. Giữa 2 phiên có phần thảo luận, đưa ra chiến lược của các team. Phiên đầu không được trao đổi giữa các nhà, phiên sau phải có ít nhất 1 nhà đổi chỗ trong chuỗi và có thêm tiêu chí % đáp ứng đơn hàng.
– Phần này rất dễ bị rối nếu không phân công từ đầu. Rối lên, viết sổ sai không biết đường kiểm lại. Các team nên phân công người viết sổ riêng, người nhận hàng, order và xuất hàng riêng, công việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Mỗi người nên biết rõ nhiệm vụ, tập trung vào việc của mình. Lúc đến vòng này, mình được phân công viết sổ mà rối lên viết loạn xạ hết :)). Điều học được từ trò chơi là phải có sự liên kết, giao tiếp chặt chẽ giữa các nhà trong chuỗi và phải biết xu hướng của nhu cầu khách hàng để điều chỉnh lượng cung hàng hoá cho phù hợp.
Về phần Gala Dinner thì các bạn cứ enjoy nhe, không có challenge gì cả.
NGÀY 2: GIẢI CASE – CHIẾN TRƯỜNG KHỐC LIỆT 😀
Với mình thì đây là ngày mình sợ nhất vì chưa được giải case bao giờ. Ngày 2 diễn ra tại địa điểm khác. Ở ngày này, mỗi function sẽ có phòng riêng, những function có quá ít người (như Legal và Operation) sẽ được ghép với các function khác.
Vòng này sẽ có 2 part: Individual và Group. Đề bài cá nhân cũng sẽ là đề bài cho phần thảo luận nhóm. Phần cá nhân được đọc đề 15 phút và làm bài 30 phút. Sau đó các bạn sẽ discuss với group của mình trong 30 phút, 20 phút thuyết trình, 25 phút Q & A.
Đây là đề bài năm trước: Đề bài dài 10 trang A4, nói về 1 công ty bánh kẹo bán 3 loại kẹo là kẹo mềm, kẹo cứng và kẹo socola. Kẹo mềm và cứng là kẹo truyền thống nhưng NTD bắt đầu chuyển sang xu hướng healthy nên ít dùng nữa. Kẹo socola đang ngang bằng về mặt thị phần với đối thủ nhưng tiềm năng lớn do NTD tin là nó tốt cho sức khoẻ. 2 trang đầu giới thiệu công ty, thị trường, đối thủ, sản phẩm công ty. Các trang sau đề cập đến tình hình (vấn đề) của từng phòng ban:
– Phòng Mar vẽ biểu đồ về TOM, Top of love của kẹo dẻo và mềm.
– Phòng Sale vẽ bảng nói về vấn đề đầu tư ở miền Bắc chưa thành công mặc dù đầu tư lớn, với tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn hai lĩnh vực còn lại và Turnover per salesman.
– Phòng Finance nói về các chi phí phải chi ra từ các phòng ban khác như chi cho chiến dịch Mar, chi cho việc giữ người, có bảng tổng hợp các chi phí, lợi nhuận, các cột là tình hình các tháng đầu năm, của năm trước và dự báo cho năm nay (số liệu và %).
– Phòng Operation có vấn đề của người lao động (chưa xem tới).
– Phòng Supply Chain có vấn đề về sự đòi hỏi tăng giá của Supplier, cty phụ thuộc vào 1 supplier lớn trong nước.
3 câu hỏi gồm phân tích SWOT công ty, đưa ra proposal cho cty, đưa ra proposal department.
Tất cả 29 bạn đều nhận được đề giống nhau. Trong phần thảo luận nhóm, các bạn sẽ thảo luận không dựa trên 3 câu hỏi mà dựa trên việc nhóm xác định được đâu là root cause gây ra những problem khác, hướng giải quyết. Các bạn trong team Finance ngày 1 chơi trầm lắm, nhưng qua tới ngày 2 thì discuss mà làm mình sợ luôn, nói nhanh làm mình hiểu không kịp.
Sau khi vừa mới discuss 30 phút với nhóm xong thì BTC thông báo có thêm thông tin là nhà kho ở miền Trung bị cháy, và gây ra các vấn đề uy tín, không đủ hàng đáp ứng cho sale. Cả nhóm có thêm 15 phút đọc và discuss thêm. Tới lúc này thì mình hoang mang không nói nên lời :)). Và mình bắt đầu thấy thoải mái vì biết chắc là mình fail rồi, xác định tinh thần về nhà luyện thêm.
Ăn trưa xong, kết quả sẽ được công bố, các bạn có tên sẽ vào vòng Final Interview. Lúc này mình đã tung tăng đi về rồi, chỉ nghe bạn cùng team về kể lại là 2 người phỏng vấn và hỏi những câu mang tính chất trò chuyện để hiểu ứng viên nhiều hơn. Sẽ có vài câu ngoài lề (như bạn mình được hỏi Cách mạng 4.0) để xem mindset của mình như thế nào. Phần này mình nghĩ chuẩn bị không kịp đâu, nên cứ thoải mái là mình thôi.
*BÀI HỌC MÌNH RÚT RA:
– Nhóm mình có 5 người. Có một bạn nói rất hay nhưng hơi dành phần nói của mọi người. Hai bạn khác nói ngắn gọn hơn. Cuối cùng 2 bạn đó pass (chỉ là cảm nhận của mình thôi) => Song song với việc show off, bạn nên chủ động giành cho những bạn khác cơ hội được nói. Mình nghĩ chỗ này sẽ được đánh giá rất cao vì nó thể hiện bạn là một người biết cách lắng nghe và quan tâm đến mọi người trong team.
– Phải hiểu đề thật rõ đề, mỗi đoạn nhặt nhanh ra 1 – 2 main problem của từng part. Sau khi có các vấn đề rồi thì link các vấn đề đó lại với nhau và tìm vấn đề chính. Để hiểu rõ được đề, phải rèn luyện khả năng đọc AV, đặc biệt là bảng, chart, các từ vựng AV kinh tế, kỹ năng scanning.
Sau khi thi về, mình có tìm thấy 1 bài post về AC cực hay và hữu ích trên ybox từ một anh MT Prudential. Mình CỰC KỲ khuyên các bạn nên đọc nó để chuẩn bị.
Link: https://ybox.vn/…/kinh-nghiem-apply-management-trainee-khon…
– Về việc tính toán thêm, thường sẽ là tính toán thêm về thị phần (ra %) hoặc so sánh với đối thủ trong ngành; xem xét tính hợp lý của các số liệu, so sánh sự tăng giảm của số liệu qua các năm.
– Những kiến thức được học ở trường khác xa so với những gì đề cho. Dân FN học về công ty cổ phần, định giá chứng khoán, cổ tức các kiểu nhưng đề thi tính toán không phức tạp, quan trọng là tại sao lại biết phải tính ra con số đó mà không phải con số khác khác. Chung quy ra là chúng ta phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách có mục tiêu.
– Cảm nhận riêng của mình là nếu có kinh nghiệm đi làm rồi thì tỷ lệ pass sẽ cao hơn. Vì lúc đó, chúng ta cũng biết sơ bộ những con số cần có để lý luận, có kinh nghiệm thực tế nhiều hơn. Nếu chưa đi làm thì đòi hỏi chúng ta phải rất purposeful, có problem solving cực tốt để cho dù có crisis như nào đi nữa, chúng ta vẫn bình tĩnh tập trung vào mục tiêu, không bị rối.
– Mình tìm được 1 case cũng khá sát thực tế. Và phần quan trọng nhất chính là cách chấm điểm, phần mà chưa chắc ai cũng biết. Thật tiếc là khi đã thi về mình mới tìm thấy những thứ hay ho này
Recent Comments